Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ ngay sau khi Cục thuế TPHCM ra văn bản yêu cầu Unilever cung cấp thông tin về tài khoản để thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong toả tài khoản theo quy định.
Unilever bị dọa cưỡng chế thu 575 tỷ đồng tiền thuế
Kiểm toán thúc Tổng cục Thuế: Phải thu 575 tỷ tiền thuế của Unilever
Theo Unilever, Cục Thuế TP.HCM liên tục ra văn bản yêu cầu cung cấp thông tin về tài khoản để thực hiện cưỡng chế thi hành việc truy thu 575 tỷ đồng tiền thuế theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.
Unilever cho rằng: Điều này đặt chúng tôi vào tình thế vô cùng khó khăn, gây ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hoạt động và uy tín của Unilever tại Việt Nam.
Unilever cũng nói rằng trong suốt 23 năm qua công ty này “luôn là điển hình về thành tích đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam, góp phần thu hút đầu tư nước ngoài”.
Vì thế, Unilever đề nghị Thủ tướng khẩn cấp chỉ đạo các bộ ngành liên quan không thực hiện cưỡng chế doanh nghiệp để thống nhất chờ kết luận của Thủ tướng Chính phủ.
Unilever cũng giải thích rằng, vấn đề thuế thu nhập doanh nghiệp mà Uniliver đang gặp phải do có sự khác nhau giữa Luật Đầu tư và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp giai đoạn trước 2014. Đây cũng là vấn đề chung nhiều công ty đang kiến nghị Thủ tướng giải quyết, nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng DN đầu tư nước ngoài và giới ngoại giao.
“Chúng tôi mong vấn đề này sớm được giải quyết thấu đáo, bảo đảm lợi ích của các bên trên cơ sở pháp luật Việt Nam và quốc tế”, Unilever giãi bày.
Trước đó, trao đổi với PV.VietNamNet, ông Hồ Đức Phớc, Tổng kiểm Toán Nhà nước, cho biết vừa rồi Kiểm toán Nhà nước đã có văn bản đề nghị Tổng cục Thuế phải tiến hành việc thu thuế và có biện pháp thu thuế của Unilever với số tiền 575 tỷ đồng. Còn vấn đề có xử phạt chậm nộp hay không thì do cơ quan thuế căn cứ quy định luật pháp để định ra mức phạt theo thẩm quyền.
Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước cho hay, sau những kết luận kiểm toán hoặc thanh tra thuế, gần như DN nào cũng đưa ra các lý do để tránh phải nộp ngân sách. Họ đưa ra lý lẽ cho rằng mình làm đúng nhưng không cung cấp được chứng cứ.
Ví dụ, họ mở rộng sản xuất phải có hồ sơ, tài liệu chứng minh là họ mở rộng sản xuất, nhưng Kiểm toán Nhà nước cho họ đến 6 tháng để cung cấp hồ sơ tài liệu thì không cung cấp đủ. Kiểm toán làm việc với DN này nhiều lần, quá trình làm việc cũng mời Cục thuế TP.HCM và cả Tổng cục Thuế nữa, và xác định số thuế phải nộp.
“Chúng tôi nói Unilever có bằng chứng gì để chứng minh cho Kiểm toán Nhà nước về nghĩa vụ thuế họ được miễn trừ, nhưng họ không chứng minh được. Unilever thuê một công ty tư vấn thuế. Khi chúng tôi nhiều lần mời làm việc, họ đều đề nghị không phạt chậm nộp”, ông Hồ Đức Phớc nói.
Trao đổi với báo chí ngày 16/11, ông Vũ Văn Cường, Phó vụ trưởng Vụ quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Bộ Tài chính), cho hay: Giai đoạn 2009-2013, pháp luật không ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp với các hoạt động đầu tư mở rộng. Do vậy, việc Unilever Việt Nam đầu tư mở rộng nhưng không kê khai, tính, nộp thuế riêng đối với phần thu nhập phát sinh từ các hoạt động trong giai đoạn này là không đúng quy định.
Do đó, khi kiểm toán ngân sách TP. Hồ Chí Minh năm 2015, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị truy thu hơn 800 tỷ đồng. Sau khi làm việc lại, con số kiến nghị truy thu giảm xuống còn 575 tỷ đồng
Lương Bằng
Từ kết luận kiểm toán, thuế quyết định truy thu Unilever gần 600 tỷ đồng
Kiểm toán Nhà nước kiến nghị truy thu hơn 800 tỷ đồng của Unilever. Sau khi làm việc lại, thì con số kiến nghị truy thu giảm xuống còn 575 tỷ đồng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét