Ông chủ Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long chứng kiến túi tiền bốc hơi nhiều ngàn tỷ đồng trong một khoảng thời gian rất ngắn và rớt hẳn ra khỏi danh sách tỷ phú USD của Forbes. Tuy nhiên, dường như doanh nhân này không mấy quan tâm khi ông đang dồn hết lực cho siêu dự án ở Quảng Ngãi.
Tình hình xấu đi, Trung Quốc gặp khó: Việt Nam vượt lên, top đầu thế giới
Tuy nhiên, ở vào thời điểm hiện tại, doanh nghiệp của ông Trần Đình Long vẫn giữ vị thế số 1 ngành thép Việt và đang tấn công sang lĩnh vực tôn, vốn đang được thống trị bởi Tôn Hoa Sen của ông Lê Phước Vũ.
Theo đánh giá mới nhất của Forbes, tính đến ngày 19/12, danh sách tỷ phú USD của Việt Nam chỉ còn lại ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO Hãng hàng không VietJet và ông Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Thaco Group.
Ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Hòa Phát (HPG) lần thứ 2 trong tháng cuối cùng của năm 2018 đã bị loại ra khỏi danh sách các tỷ phú USD trên thế giới.
Tài sản của ông Trần Đình Long không còn được Forbes tính toán, thay vào đó là ghi nhận của Forbes về khối tài sản của ông Long khi lần đầu tiên, hồi đầu tháng 3/2018, được đưa vào danh sách những người giàu nhất thế giới.
Khi đó, ông Trần Đình Long có khối tài sản là 1,3 tỷ USD.
Sở dĩ ông Trần Đình Long rớt khỏi danh sách tỷ phú USD của Forbes là do cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát của đại gia gốc Hải Dương này tụt giảm 30% trong vòng hơn 3 tháng qua và giảm khoảng 37% từ đỉnh cao 47.500 đồng/cp (giá đã điều chỉnh) hồi tháng 3 năm nay.
Tính trong 3 tháng qua, túi tiền của ông Trần Đình Long đã bốc hơi khoảng 6,8 ngàn tỷ đồng. Còn tính từ đỉnh cao, tài sản quy ra từ cổ phiếu của đại gia này đã sụt giảm tổng cộng khoảng hơn 9 ngàn tỷ đồng.
Cổ phiếu HPG giảm giá trước hết theo xu hướng điều chỉnh chung trên thị trường chứng khoán (TTCK) kể từ sau khi ghi nhận đỉnh cao lịch sử hơn 1.200 điểm vào hôm 9/4. Hiện tại VN-Index đang hướng về ngưỡng 900 điểm.
Trong khi đó, HPG lại chứng kiến khối ngoại bán ra khi hết chu kỳ nắm giữ và bản thân DN này cũng đang dồn lực cho siêu dự án Thép Dung Quất để tạo độ phá cho tương lai.
Trong thời gian tới, năng lực sản xuất lớn của Hòa Phát là rất lớn. HPG cũng đã đặt kế hoạch hướng tới doanh thu 100 ngàn tỷ (gấp 3 lần 2016) nhờ cú huých từ dự án Khu Liên hợp Gang Thép Hòa Phát tại Dung Quất, Quảng Ngãi. Và lúc đó, vị thế vua thép của ông Long sẽ không ai có thể sánh bằng.
Bên cạnh đó. Thị trường bất động sản không còn sôi động và có thể rơi vào thời kỳ khó khăn hơn trong vài năm tới khi mà Chính phủ thực thi các chính sách thắt chặt để đảm bảo phát triển bền vững, giảm tín dụng vào lĩnh vực bất động sản và chứng khoán.
Quyết định áp thuế cao đối với thép nhập khẩu nước ngoài (tăng khoảng 10 lần lên 25%) khiến thị trường thế giới chấn động. Tỷ phú Việt ngành thép được dự báo cũng sẽ gặp khó khăn bởi chính sách bảo hộ của ông Donald Trump.
Trên thực tế, lượng thép xuất khẩu của HPG vào Mỹ không lớn. Nhưng việc ông Trump áp thuế cao cũng đã khép lại cơ hội mở rộng xuất khẩu và đảm bảo triển vọng tăng trưởng cao hơn của Tập đoàn Hòa Phát.
Mỹ là thị trường nhập khẩu thép lớn nhất thế giới và là nước có chi phí sản xuất thép thuộc loại cao. Việc Mỹ áp thuế sẽ khiến các doanh nghiệp thép Việt khác mất đi một thị trường lớn trong tương lai.
Ông Trần Đình Long là một doanh nhân kín tiếng. Ông trùm ngành thép từng sở hữu 1 chiếc máy bay trực thăng nhưng đã bán và là người không chơi siêu xe.
Ông Trần Đình Long đang trực tiếp nắm giữ gần 534 triệu cổ phiếu HPG, tương đương 25,15% vốn. Bà Vũ Thị Hiền, vợ ông Long nắm giữ hơn 155 triệu cp HPG, tương đương tỷ lệ sở hữu 7,3% vốn.
Hiện tại, với 534 triệu cổ phiếu HPG, ông Trần Đình Long có khối tài sản quy ra từ số cổ phiếu này trị giá 15,8 ngàn tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, áp lực bán vẫn còn lớn, thanh khoản ở mức thấp. Vn-Index mất mốc 920 điểm.
HPG và CTG là 2 cổ phiếu ghi nhận giao dịch lớn nhưng cũng là 2 cổ phiếu bị khối ngoại bán ra rất mạnh.
Áp lực bán lan ra hầu hết các nhóm ngành. Lực bắt đáy cũng đã bắt đầu xuất hiện nhưng nỗi lo ngại vẫn có phần áp đảo.
Một số công ty chứng khoán có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo.
Chứng khoán Bảo Việt cho rằng, trong một vài phiên kế tiếp, thị trường được kỳ vọng sẽ tăng điểm trở lại khi nhiều tín hiệu đảo chiều đã bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, đường SMA50 tương ứng 932-934 điểm sẽ là lực cản đối với sự hồi phục của thị trường. Chỉ số cần phải vượt lên trên đường trung bình động này để hạn chế rủi ro tiếp tục sụt giảm sâu hơn trong ngắn hạn.
Trong khi, FPTS nhận định xu hướng giảm vẫn chiếm ưu thế. Điểm mấu chốt quyết định cho xu hướng tiếp theo có lẽ sẽ chỉ rõ ràng hơn sau phiên cuối tuần, khi mà thông tin về cuộc họp của Fed và các giao dịch của ETFs được lộ diện. Theo đó, nhà đầu tư đã thành công thoát ra khỏi thị trường nên tiếp tục quan sát, tránh hành động vội vàng theo cảm tính. Với các vị thế ngắn hạn vẫn đang nắm giữ cổ phiếu thì hành động ưu tiên vẫn là đưa tỷ trọng danh mục về ngưỡng an toàn hơn.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 19/12, VN-Index giảm 8,01 điểm xuống 919,24 điểm; HNX-Index giảm 0,26 điểm xuống 104,16 điểm. Upcom-Index tăng 0,08 điểm lên 52,69 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 220 triệu đơn vị, trị giá 5,2 ngàn tỷ đồng.
V. Hà
Khi Donald Trump hài lòng khiến Bắc Kinh nín thở, Putin lạnh người
Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắm tới một loạt mục tiêu từ khi chạy đua vào Nhà Trắng, trong khi Bắc Kinh nín thở với đòn thương mại và công nghệ, còn tổng thống Nga Putin lạnh người lo lắng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét